
Giới thiệu chung
01/11/2019 01:44
Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau thành lập ngày 01/01/1997 - sau khi tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu được tái lập từ tỉnh Minh Hải - theo Quyết định số 01/QĐ-CTUB ngày 01/01/1997 của Chủ tịch UBND lâm thời tỉnh Cà Mau Phạm Thạnh Trị.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ TƯ PHÁP TỈNH MINH HẢI
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 8 năm 1976, Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải thành lập Phòng Pháp chế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến năm 1981 trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 143/CP ngày 22/11/1981 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và Thông tư số 08/TT ngày 06/01/1982 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan Tư pháp địa phương. Ngày 23 tháng 9 năm 1982, UBND tỉnh Minh Hải ban hành Quyết định số 165/QĐ-UB thành lập Sở Tư pháp tỉnh Minh Hải và đến ngày 09/10/1982 ban hành Quyết định số 97/QĐ.UB chuyển Phòng pháp chế trực thuộc UBND tỉnh Minh Hải về Sở Tư pháp tỉnh Minh Hải quản lý và do Sở Tư pháp bố trí nhiệm vụ cụ thể; đồng thời chuyển 04 cán bộ, công nhân viên Phòng Pháp chế sang Sở Tư pháp tinh (gồm đồng chí Trương Phùng Ảnh (Huy Hoàng) Phó phòng Pháp chế; Nguyễn Văn Thường (Bảy Thường) Phó phòng Pháp chế’ đồng chí Nguyễn Tấn Mạnh, Cán bộ và đồng chí Phan Tấn Khoa, Nhân viên). Thời điểm này cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Minh Hải bao gồm Văn phòng và 06 phòng chuyên môn:
-Văn phòng (Hành chính – Quản trị)
-Phòng Nghiên cứu pháp luật
-Phòng Tuyên truyền, giáo dục pháp luật
-Phòng Tổ chức và Đào tạo
-Phòng Quản lý Tòa án
-Phòng Quản lý các Tổ chức tư pháp khác
-Phòng Quản lý công tác chấp hành án.
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Minh Hải: Võ Minh Huân, Tỉnh ủy viên, Đại tá, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Minh Hải làm Giám đốc Sở (từ 23/9/1982 đến 15/12/1988); đồng chí Lê Ngọc Cơ (từ 18/5/1990 – 10/8/1996) và đồng chí Trần Minh Tạo (từ 09/8/1996 đến 31/12/1996).
Các Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Minh Hải: Lê Ngọc Cơ (18/4/1984 – 17/5/1990); Phan Tấn Khoa (25/3/1989 – 19/3/1991); Nguyễn Dũng (8/1991 – 31/12/1996) và Võ Minh Lương (04/4/1996 – 31/12/1996).
1.Ví trị, chức năng:
Với chức năng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong phạm vi tỉnh, đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
2.Nhiệm vụ và quyền hạn:
Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản pháp quy của các cơ quan tỉnh; lập Chương trình xây dựng văn bản pháp quy hàng năm của UBND tỉnh; Sau khi chương trình được chính thức thông qua, Sở Tư pháp có nhiệm vụ đôn đốc thực hiện nhiệm vụ đó. Hướng dẫn các cơ quan về mặt nghiệp vụ trong công tác dự thảo văn bản pháp quy. Thẩm tra các văn bản đó trước khi UBND tỉnh ban hành hoặc trình ra HĐND tỉnh thông qua. Sở Tư pháp trực tiếp dự thảo các văn bản pháp quy do UBND tỉnh giao làm tư vấn cho UBND tỉnh về các vấn đề pháp lý. Thẩm tra tính hợp pháp và đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản pháp quy do các cơ quan cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã, phường, thị trấn ban hành, khi xét thấy các văn bản pháp quy đó nội dung không phù hợp với pháp luật. Quản lý về mặt tổ chức (cơ cấu, biên chế, nhân sự) và ngân sách Tòa án nhân dân huyện, thị xã cùng với Tòa án nhân dân tỉnh tổng kết công tác xét xử; hướng dẫn việc bầu cử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện, thị xã, tổ chức việc bồi dưỡng pháp lý và chính trị cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế về giám định tư pháp, chấp hành án, công chức, lý lịch tư pháp và quy chế Luật sư. Chỉ đạo về nghiệp vụ các Ban tư pháp huyện, thị xã và cán bộ pháp chế ở các ban ngành tỉnh. Hướng dẫn hoặc tổ chức việc phối hợp các ngành trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong toàn tỉnh. Căn cứ vào biên chế và tiêu chuẩn cán bộ nhân viên ngành tư pháp, từng bước đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên ngành tư pháp trong tỉnh. Tham gia nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ công tác xây dựng pháp quy, thi hành pháp luật và các công tác của ngành tư pháp. Cùng với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh tổ chức công tác thống kê tư pháp, sơ tổng kết tình hình tội phạm trong tỉnh, làm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, biện pháp ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm.
Khen thưởng:
-Cờ thi đua xuất sắc UBND tỉnh năm 1995: Sở Tư pháp tỉnh Minh Hải.
-Huy chương Vì sự nghiệp Tư pháp: 76 cá nhân.
+Năm 1995 có 10 cá nhân;
+Năm 1996 có 66 cá nhân..
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ TƯ PHÁP TỈNH CÀ MAU
Sau 15 năm hoạt động và phát triển, ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê duyệt việc tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Cũng trong thời gian đó, UBND lâm thời tỉnh Cà Mau ra Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 01 tháng 01 năm 1997 về việc thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND lâm thời tỉnh Cà Mau. Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau cũng được thành lập từ đó và tổ chức, hoạt động phát triển cho đến nay.
Hiện nay, thực hiện Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, gồm: Văn phòng, Thanh tra Sở, 06 Phòng chuyên môn và 3 đơn vị sự nghiệp (01 phòng và 02 Trung tâm) với 95 biên chế được giao:
-Văn phòng
-Thanh tra
-Phòng Xây dựng và Thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
-Phòng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
-Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật
-Phòng Hành chính Tư pháp.
- Phòng Bổ trợ tư pháp
-Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (chuyển từ Văn phòng UBND tỉnh từ ngày 01/7/2013).
-Phòng Công chứng số 1
-Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và 8 Chi nhánh đặt tại 8 huyện.
-Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau: Đồng chí Nguyễn Dũng, Tỉnh ủy viên (từ 1997 đến 2005); Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Tỉnh ủy viên, nguyễn Bí thư huyện ủy Cái Nước (từ 10/2005 – 2009); Đồng chí Nguyễn Thanh Reo, Tỉnh ủy viên (từ 27/7/2009 đến nay bổ nhiệm lại).
Các Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau: Đặng Minh Quang (26/3/1997 – 2006); Nguyễn Sơn Ca (05/10/1999 – 20/7/2011); Võ Khắc Điệp (08/01/2002 - 01/3/2009); Nguyễn Thanh Reo (11/2006 – 2009); Phạm Chí Hải (27/7/2009 đến nay bổ nhiệm lại); Huỳnh Minh Hiệu (3/2010 – 7/2011); Lê Thị Nhung (26/9/2011 – 14/7/2014); Nguyễn Thanh Hải (03/4/2014 đến nay).
3.Vị trí, chức năng:
Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bàn quy phạm pháp luật; Phổ biến giáo dục pháp luật; công chứng, chứng thực; Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp…
4.Nhiệm vụ, quyền hạn:
Trình UBND tỉnh các Dự thảo quyết định, Chỉ thị, và các văn bản khác thuộc phạm vị thẩm quyền của UBND tỉnh trong lịnh vực tư pháp; Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp. Dự thảo quy hoạch phát triển nghề Luật sư, Công chứng, Bán đấu giá tài sản và các ngành tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Sở Tư pháp. Dự thảo văn bản pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó Trưởng phóng Tư pháp thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trình Chủ tịch UBND tỉnh Dự thảo Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc Sở Tư pháp. Dự thảo Quyết định, Chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý công tác tư pháp ở địa phương. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được giao.
Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt, điều chình chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tình; lập dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh để UBND tỉnh trình HĐND theo quy định của pháp luật. Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của UBND tỉnh chủ trì soạn thảo. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bàn quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Theo dõi tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố. Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bàn do UBND tỉnh ban hành. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bàn quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện việc rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tình.
Tổ chức thực hiện các Chương trình, kế hoạch phố biến, giáo dục pháp luật ở địa phương sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức thông tin, tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp. Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã, ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan giúp UBND tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, bản; tổ dân phố, khóm và một số hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra công tác hòa giải cơ sở theo quy định của pháp luật, tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Phòng tư pháp tổ chức bồi dưỡng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho người làm công tác hòa giải.
Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các phòng công chứng và Văn phòng công chứng ở địa phương. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình UBND tỉnh cho phép thành lập, thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn Phòng công chứng. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập, giải thể Phòng công chứng khi được UBND tỉnh phê duyệt. Đề nghị Bộ Trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên. Hướng dẫn, kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và Công chức tư pháp – Hộ tịch thuộc UBND cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã. Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công tác hộ tịch. Trực tiếp giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh. Thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh giải quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật. Đề nghị UBND tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật. Quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của pháp luật; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ số hộ tịch. Cấp phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật. Thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình UBND tỉnh xem xét, đế xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ vế Quốc tịch.
Thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh cho phép thành lập, giải thể phê duyệt Điều lệ Đoàn Luật sư. Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật, giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật. Cung cấp thông tin về đăng ký hoạt động của Văn phòng Luật sư, Công ty luật cho cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết. Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu đế xuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ bối dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương. Cấp, thay đổi, thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật. Quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương. Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo quy định.
Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, lảng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của pháp luật. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của UBND tỉnh và của Bộ Tư pháp.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo,bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
-Ngày 10/4/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau theo Thông tư liên tích số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo đó: Sở Tư pháp có 8 phòng và 03 đơn vị sự nghiệp.
+Văn phòng Sở.
+Thanh tra Sở.
+Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
+Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
+Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật.
+Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính.
+Phòng Hành chính tư pháp.
+Phòng Bổ trợ tư pháp.
+Phòng Công chứng số 1
+Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.
+Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
Khen thưởng:
-Huân chương lao động hạng nhì: 01 cá nhân (Lê Ngọc Cơ).
-Huân chương lao động hạng ba: 01 tập thể (Sở Tư pháp); 05 lượt cá nhân.
-Huy chương kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhì: 01 cá nhân.
-Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 01 tập thể (Sở Tư pháp) và 09 cá nhân.
-Bằng khen của Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương: 01 cá nhân.
-Cờ Thi đua xuất sắc:
+Bộ Tư pháp: Năm 2007, 2008, 2010, 2012, 2014.
+Tỉnh Cà Mau: Năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002; 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013; 2014 (Bằng khen).
-Cờ thi đua tiên tiến: Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2003.
-Huy chương Vì sự nghiệp tư pháp Việt Nam:
+Năm 1997: 02 cá nhân.
+Năm 2001: 03 cá nhân.
+Năm 2003: 00 cá nhân.
+Năm 2004: 00 cá nhân.
-Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp tư pháp Việt Nam:
+Năm 2005: 33 cá nhân.
+Năm 2006: 11 cá nhân.
+Năm 2007: 04 cá nhân.
+Năm 2008: 07 cá nhân.
+Năm 2009: 21 cá nhân.
+Năm 2010: 00 cá nhân.
+Năm 2011: 32 cá nhân.
+Năm 2012: 29 cá nhân.
+Năm 2013: 22 cá nhân.
+Năm 2014: 30 cá nhân.
+Năm 2015: 06 cá nhân.
-Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp Việt Nam:
+Năm 2000: 02 cá nhân (Nguyễn Dũng , Giám đốc Sở và Trần Trọng Hữu, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời)
+Năm 2009: 01 cá nhân (Nguyễn Tiến Hải, Giám đốc Sở).
+Năm 2011: 01 cá nhân (Nguyễn Thanh Reo, Giám đốc Sở).
-Chiến sĩ thi đua tỉnh Cà Mau:
+Năm 1999: 05 cá nhân.
+Năm 2001: 06 cá nhân.
+Năm 2003: 08 cá nhân.
+Năm 2004: 02 cá nhân.
+Năm 2005: 00 cá nhân.
+Năm 2006: 01 cá nhân.
+Năm 2007: 04 cá nhân.
+Năm 2008: 04 cá nhân.
+Năm 2009: 07 cá nhân.
+Năm 2010: 06 cá nhân.
+Năm 2011: 06 cá nhân.
+Năm 2012: 04 cá nhân.
+Năm 2013: 04 cá nhân.
+Năm 2014: 00 cá nhân.